slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image

Lịch sử gạo lứt Nhật Bản

24/12/2018

Nhắc đến gạo lứt thì ai cũng điều nghĩ ngay đến một loại thực phẩm liên quan đến thực dưỡng, chế độ ăn uống lành mạnh.

Vậy gạo lứt là gì?

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt, được chế biến ít hơn gạo trắng, tức là đã bị loại bỏ vỏ trấu, giữ lại phần cám và mầm gạo. Nếu ngâm gạo lứt vào trong nước, gạo có thể nãy mầm.

gạo lứt là hạt gạo còn đang sống, có đầy đủ những dưỡng chất để đem gieo trồng ta sẽ có một cây lúa khỏe mạnh mà khi trưởng thành và chín đủ để thu hoạch sẽ cho ra khoảng 600 hạt lúa mới.

Gạo lứt được nhiều người tin dùng vì cho rằng giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân, thậm chí chữa các bệnh nan y chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ.

Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Vì sao gạo lứt tốt như vậy nhưng trên thị trường lại chuộng và tiêu thụ gạo trắng nhiều hơn?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta nên đi tìm hiểu về nguồn gốc của gạo lứt Nhật Bản.

Lịch sử ra đời của gạo lứt Nhật Bản

Cách đây hơn 3000 năm, lúa gạo đã được trồng trên khắp nước Nhật Bản, từ sau thời gốm sứ vạn thừng ( văn hóa jomon). Hầu như không có tài liệu nào khẳng định về lịch sử ra đời của nền văn hóa lúa gạo ở Nhật Bản, nhưng nhiều người cho rằng gạo nhật được du nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc và xuất hiện trước thời Edo (1603-1868).

Trong thời kì đầu người dân đã có thể xay xát và làm ra gạo trắng. Tuy nhiên kỹ thuật làm bóng gạo thời đó còn chưa phát triển, công cụ thô xơ nên gạo có độ tinh khiết thấp, không được bóng và đẹp như hiện nay nên chỉ có giới quý tộc mới được ăn gạo trắng đúng nghĩa.

máy xay lúa ngày xưa

Vào thời đó, kinh tế nhất là nông nghiệp chưa phát triển, nên lương thực chủ yếu là gạo và rau.

Đối với các tầng lớp nông dân nghèo khổ thì gạo trắng không đủ để đáp ứng nhu cầu của đời sống nên họ phải ăn gạo lứt Nhật Bản thậm chí còn phải độn thêm khoai lang, lúa mì, bắp vào cơm.

Và vấn đề đã xãy ra.

Năm 1877, Hoàng đế Meiji đã chứng kiến ​​người dì của mình, công chúa Kazu, chết vì một căn bệnh hiểm nghèo: kakke, chân bị sưng, lời nói chậm lại rồi tê liệt cùng với co giật và nôn mửa sau đó suy tim dẫn đến tử vong.

Đó chỉ là sự mở đầu.

Cho đến khi vị Hoàng đế này cũng phải chịu đựng căn bệnh tương tự. Và thế là ban lệnh truyền xuống bắt đầu đổ tiền vào nghiên cứu về căn bệnh bí ẩn này.

Đó là vấn đề sống còn đối với hoàng đế, gia đình và giai cấp thống trị của Nhật Bản. Trong khi hầu hết các căn bệnh khác tàn phá người nghèo thì kakke lại làm khổ những người giàu có và quyền lực, đặc biệt là cư dân thành phố.

Và thủ phạm chính của kakke đó chính là gạo trắng, nhưng vẫn chưa được ai phát hiện ra trong suốt nhiều thập kỷ.

Hoàng đế Meiji và gia đình

Khi mà căn bệnh này đã lan rộng ra đến các tầng lớp bình dân, đó là lúc nền kinh tế lúa gạo Nhật Bản ngày càng thịnh vượng và kỹ thuật xay sát gạo ngày càng phát triển, gạo trắng đã không còn là lượng thực hiếm có nữa.

Vì sao gạo trắng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Kakke?

Gạo trắng là gạo đã bị lấy lớp cám chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó có vitamin B1. Thiếu vitamin B1 dẫn đến mắc bệnh phù nề, tiếng Anh gọi là Beriberi, đó chính là kakke ở Nhật Bản.

bệnh kakke đã là đại dịch cho giới quý tộc Nhật và quân đội

Đó cũng giải thích tại sao căn bệnh này xuất phát từ giới quý tộc rồi mới lan rộng ra các tầng lớp nông dân.

Ngày trước, người nghèo chỉ được ăn gạo lứt hoặc các loại carbohydrate khác như khoai lang, lúa mạch nên vẫn được cung cấp đủ Vitamin B1.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của kinh tế, gạo trắng không còn là độc quyền sử dụng của tầng lớp quý tộc nữa, người nghèo cũng có thể ăn cơm bằng gạo trắng và rau.

Thêm vào đó, nấu cơm gạo lứt tương đối tốn nhiều thời gian và tiền bạc cho nguyên liệu để nấu như củi và gạo trắng thì ngon hơn, mềm hơn, dễ ăn hơn.

Nên dần dà, gạo trắng được sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Vào giữa thời kì Edo phong tục ăn cơm trắng phổ biến ở 2 thành phố Edo và Osaka.

Vì vậy đã dẫn đến sự thiếu hụt Vitamin B1 trầm trọng, và căn bệnh beriberi (chứng phù nề) đã nan rộng và trở nên phổ biến và được gọi là Edo wazurai (Wazurai là mắc bệnh, Edo là tên cũ của Tokyo ) Osaka Hak (hay osaka phù thưng).

Bắt đầu từ thời Meiji thói quen ăn gạo trắng của người dân được mở rộng không chỉ ở Edo và Osaka thành thị mà ở cả vùng nông thôn cũng bắt đầu thói quen ăn gạo trắng này .

Kéo theo sự thay đổi thói quen đó dịch bệnh phù thưng ngày càng lan rộng và trở thành dịch bệnh trên toàn quốc và tiếp tục kéo dài cho đến đầu Showa.

Trường phái thực dưỡng Nhật Bản bắt đầu khuyên dùng gạo lứt

Dịch bệnh này đã kéo theo hậu quả nghiêm trọng là 20 nghìn người chết mỗi năm kể từ thời kì đầu Showa.

Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ Ken 20 Niki đã nghiên cứu và phổ biến gạo lứt đến người dân, ông gọi gạo lứt là một bữa ăn hoàn chỉnh và cố gắng truyền bá phổ biến chế độ ăn của gạo còn ngyên lớp cám đối với sức khỏe con người.

Cho đến năm 1943 liên minh gạo lứt Dainippun đã ra đời với hơn 10.000 thành viên tham gia .

Sau năm 1942 nó trở thành một chương trình nghị sự khuyến khích người dân sử dụng gạo chưa đánh bóng tại hiệp hội máy nghiền Osamu.

Và chính Thủ tướng Nhật Tojo Hideko cũng ăn gạo lứt hàng ngày để khuyến khích người dân sử dụng rông rãi trong thời gian này.

Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng như Shiro Kawashime lại phản đối mạnh mẽ chế độ ăn gạo lứt và họ cho rằng gạo lức khó tiêu hóa hơn gạo trắng và thời gian nấu cũng như phải sử dụng nhiên liệu nhiều hơn gạo trắng.

Trước thông tin đó, các nhà nghiên cứu tại viện truyền nhiễm đã nghiên cứu về chế độ ăn gạo lứt. Và những báo cáo về nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mặc dù nấu gạo lứt sẽ tốn nhiều nguyên liệu và thời gian tuy nhiên điều quan trọng hơn đó là nếu ăn sáng mỗi ngày bằng gạo lức nguy cơ bệnh tiêu chảy sẽ giảm xuống.

Và các nhà nghiên cứu cũng dần thừa nhận công dụng của gạo lức đối với sức khỏe con người ,cung cấp nhiều năng lượng cho người sử dụng và do đó chi phí cho y tế giảm xuống đáng kể là 1/17 .

Ông Kenji Miyazawa một nhà văn, nhà thơ của Nhật Bản đã từng có mong muốn được ăn 4 chén cơm gạo lứt cùng với Miso và một ít rau xanh mỗi ngày.

Tuy nhiên bản thân ông đang sống ở khu vực giàu có nên khó lòng có cơ hội được thưởng thức bữa ăn như vậy.

Trong thời đại lao động vất vả, nặng nhọc việc cũng cấp đầy đủ calo và protein cho cơ thể là rất cần thiết, và gạo lứt đã đáp ứng được nhu cầu này của con người.

Mặc dù gạo lứt không cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu cần cho cơ thể nhưng bù lại gạo lứt lại là thực phẩm cung cấp nguồn protein tuyệt vời.

Đồng thời lượng calo và protein trong gạo cũng đủ để duy trì năng lượng làm việc của con người. Và với lợi ích tuyệt vời này thì người dân Nhật Bản đã có cái nhìn tích cực hơn rất nhiều về gạo lứt. Hơn thế nữa người dân Nhật bản đã coi gạo lứt như 1 thực phẩm thiêng liêng và vô cùng thiết yếu trong cuộc sống.

Trong Macrobiolic (hay gọi là thực dưỡng) gạo lứt được cho là một món ăn kiêng hoàn hảo. Họ cũng chỉ ra rằng chỉ cần ăn gạo lứt và muối thôi cũng có thể cung cấp đầy đủ chất ding dưỡng cho cơ thể rồi.

Tuy nhiên trong thời kì hiện đại thì quan điểm đó không còn đúng nữa, vì nếu ăn gạo lứt nhiều sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chúng ta phải bổ xung thêm thịt, rau và các chất khác nữa.

Từ sau năm 1990 các báo cáo khoa học chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã được phổ biến thói quen ăn uống lành mạnh này và loại ngũ cốc được khuyến khích sử dụng nhiều nhất là gạo lức.

Nhưng ở Nhật thì lại có một quan điểm khác, một nghiên cứu của Bộ Y tế và Phúc lợi đã đưa ra một cuộc khảo sát thì có đến 140.000 người Nhật không phân biệt gạo trắng hay gạo lức.

Theo Watanibe một bác sĩ, nhà nghiên cứu bệnh học, nhà dịch lễ học, nhà dinh dưỡng học ông đã chứng minh rằng gạo lứt rất tốt cho sức khỏe và ông dự định sẽ làm một bản khảo sát tập trung vào sự khác biệt giữa gạo trắng và gạo lức.

Xem thêm: so sánh thành phần dinh dưỡng gạo trắng và gạo lứt Trong bài viết: Gạo Lứt là gì? Thành phần dinh dưỡng của Gạo Lứt tốt hơn gạo trắng như thế nào?

Trước đây thì gạo lứt đứng thứ 2 trong bảng thực phẩm dinh dưỡng hình kim tự tháp, trên cả hạt lúa mì và hạt lanh và cũng được cho là thực phẩm có thể ngăn ngừa cả ung thư.

Hiện nay thông qua các kênh truyền hình ,báo chí ... rất nhiều người đã được biết đến tính năng đặc biệt của gạo lức dành cho sức khỏe và làm đẹp.

Nhưng liệu bạn có biết trong gạo lứt có những chất gì? Sao nó lại tốt như vậy?

Thực tế trong gạo Nhật cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú như chất xơ, vitamin B1,B2,B3 ,Vitamin E,sắt ,lipid...., tuy nhiên mỗi chất này có trong gạo lứt cao từ 2-4 lần so với gạo trắng.

Chúng tôi cũng làm một so sánh về vitamin B1 có trong gạo trắng và gạo lứt, với một người thì một ngày phải cần đến 1Mg vitamin b1. Để đáp ứng được lượng vitamin này thì phải ăn đến 25 chén gạo trắng mới đủ nhưng với gạo lứt thì chỉ cần đến 3 chén là đủ. Thật ngạc nhiên đúng không nào!

Vì vậy thật là sai lầm khi lấy đi lớp cám đầy dinh dưỡng của gạo lức phải không các bạn.

Xem thêm các sản phẩm: thực dưỡng, Gạo lứt Nhật Bản

Natto 納豆 - Bí quyết trường thọ của người Nhật

GẠO LỨT GABA LÀ GÌ? TÁC DỤNG VÀ CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT GABA

GẠO LỨT GABA LÀ GÌ? TÁC DỤNG VÀ CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT GABA

13/12/2023
Cách làm cơm nắm cá bào Okaka “chuẩn Nhật” cực ngon

Cách làm cơm nắm cá bào Okaka “chuẩn Nhật” cực ngon

08/02/2023
Kikkoman gần 4 thế kỷ thăng trầm cùng nước tương

Kikkoman gần 4 thế kỷ thăng trầm cùng nước tương

23/09/2022
Cách làm Miso truyền thống đầy thú vị của người Nhật

Cách làm Miso truyền thống đầy thú vị của người Nhật

21/09/2022
1001 lợi ích của dầu mè có thể bạn chưa biết

1001 lợi ích của dầu mè có thể bạn chưa biết

26/08/2022

Tags :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
product-image

Số lượng :

Tổng tiền :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán:

 gọi cho moshimoshi ngay
 gọi cho moshimoshi ngay