-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Số lượng :
Tổng tiền :
Năm mới (shogatsu hoặc oshogatsu) là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật Bản. Hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa từ ngày 31 tháng 12 năm trước đến ngày 3 tháng 1 năm sau. Tuy nhiên không khí năm mới vẫn còn kéo dài đến ngày 15 tháng 1 chính là ngày lễ thành niên cho các nam nữ tròn 20 tuổi.
Trong thời cổ đại, lễ mừng năm mới của Nhật Bản cũng tương ứng với lễ mừng năm mới của Tết Trung Quốc, Tết Hàn Quốc và Tết Việt Nam theo âm lịch và theo ảnh hưởng vòng văn hóa Đông Á. Kể từ năm 1873, Nhật Bản theo lịch Gregorian (dương lịch hay công lịch theo công giáo) và năm mới là ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch. Tức là lịch âm chính thức cuối cùng được sử dụng cho đến năm 1872 tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo cách của họ, đó là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Cách đánh số này được áp dụng rất thông dụng trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.
Ví dụ, năm nay 2016 được gọi là năm Heisei 28, có nghĩa là năm thứ 28 trị vì của Nhật Hoàng hiện tại – Nhật Hoàng Akihito. Tuy nhiên, năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng không được ký hiệu là 1, tức là sẽ không có Heisei 1, mà được gọi là Gannen 元年 (ví dụ Heisei Gannen).
Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên mở cửa du nhập văn hóa, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị. Vì tiếp thu văn hóa phương Tây, cũng như mở rộng quan hệ ngoại thương, Nhật Bản không còn đón tết cổ truyền theo âm lịch nữa mà chuyển sang Dương lịch.
Việc hủy bỏ tết âm lịch sử dụng dương lịch là một bước chuyển ngoặc lớn cho lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản. Vì như thế Nhật Bản đã tiết kiệm được một số lớn ngày nghỉ lễ trong năm, bên cạnh đó ngày nghỉ tết trùng với các nước phương tây giúp cho việc giao thương các nước càng thêm thuận lợi.
Tuy nhiên, do là đất nước ảnh hưởng lâu đời từ Phật Giáo nên tết Nhật Bản vẫn còn những lễ hội mang hơi hướng truyền thống Phật Giáo
Tết Nhật Bản có những điểm tương đồng với các nước phương Đông, tuy nhiên cũng có nét đặc sắc về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống. Nếu giáng sinh ở Nhật là ngày cho các cặp đôi thì năm mới chính là dịp cho các thành viên trong gia đình tụ tập để dành những ngày quây quần bên nhau.
Theo truyền thống, một năm của Nhật là hoàn toàn riêng biệt, ngày đầu của năm chính là một khởi đầu cho năm mới. Do đó, tất cả các nhiệm vụ sẽ được hoàn thành vào cuối năm,và các bữa tiệc bonenkai (nghĩa đen là quên hết cả năm đi) cùng với nào là những thức ăn linh đình, những tiệc rượu sake được tổ chức với mục đích để lại những lo lắng và rắc rối của năm cũ và chúng sẽ được quên đi sạch sẽ vào ngày hôm sau.
Oosouji – Big clean
Giống như ở Việt Nam, để đón chào năm mới, Người Nhật sẽ dọn dẹp sạch sẽ và trang trí khắp ngôi nhà và cổng chào. Trong văn hóa Nhật Bản, năm mới phải bắt đầu bằng sạch sẽ, và người Nhật có phong tục Oosouji - 大掃除 – làm sạch nhà cửa lớn nhất trong năm. Các ngóc ngách trong nhà kể cả những nơi không ai nghĩ đến cũng sẽ được lau chùi không còn một hạt bụi.
Trang trí Kadomatsu trước của nhà: Tháp thông và tre – một truyền thống của ngày lễ năm mới của Nhật Bản. Đó là ba ống tre được bao bọc bởi cây thông. Sau Giáng sinh, bạn sẽ thấy trang trí này tại lối vào của các ngôi nhà và tòa nhà ở Nhật Bản. Đó là dấu mốc để vị thần Shinto Toshigami-sama bước vào nhà bạn. Ở Nhật Bản, người ta tin rằng Toshigami-sama đến với mỗi gia đình để mang lại hạnh phúc trong ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, vị thần chỉ đến thăm khi anh ta được mời. Các trang trí kadomatsu đảm nhận vai trò của dấu hiệu ở một lối vào để chào đón vị thần.
Ý nghĩa trang trí Kodomatsu:
Matsu 松 nghĩa là cây thông : người Nhật Bản tin rằng cây thông chính là nơi sống của linh hồn các vị Thần.
Tre: biểu tượng của sức mạnh và sự thịnh vượng bởi tre luốn phát triển thẳng đứng về phía mặt trời. 3 ống tre tượng trưng cho thiên đàng (cao nhất), nhân loại (trung bình) và trái đất.3 ống tre sẽ được cắt theo chiều ngang hoặc cắt xiên bởi Tướng quân Tokugawa khi thua trận đã chém xiên tre với mong muốn giành chiến thắng trong trận chiến tiếp theo.
Ngoài ra Kodomatsu còn được trang trí thêm Hoa mận và hoa cải xoăn kale: Cả hai đều có ý nghĩa may mắn. Vì hoa mận nở vào đầu năm, thời điểm này tại Nhật Bản tương đối lạnh, vì thế hoa nở vào dịp này được coi là một loại cây mạnh mẽ và bền vững. Hoa cải xoăn có nhiều lớp lá, được hiểu là thêm nhiều tài lộc .
Thời điểm trang trí Kodomatsu cũng phải được chú ý. Nếu cây nêu ở Việt Nam được dựng vào đêm giao thừa, thì ở Nhật Kodomatsu lại là kiêng kị. Hãy tránh trang trí Kodomatsu và 2 ngày 29 và 31 tháng 12.
Tuy nhiên thời điểm hạ nêu lại tương tự như ở Việt Nam vì Toshigami-sama được cho là ở lại nhà của bạn cho đến ngày 7 tháng 1, vì vậy sẽ thật bất lịch sự nếu hạ nó xuống sớm hơn thế.
Shimekazari しめ飾りcó ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và diệt trự ma quỷ. Nó có vai trò tương tự như shimenawa từ các đền thờ Thần đạo- để tránh những linh hồn xấu xa. Bện rơm Shimezari này chứa một ý nghĩa quan trọng đối với người Nhật. Nó đánh dấu khoảng không gian thuần khiết nơi thần linh có thể giáng trần và Shimekazari cũng được trang trí bằng daidai – một quả cam đắng của Nhật Bản thể hiện điềm tốt lành. Bên cạnh đó còn có nhánh thông và Lá dương xỉ là biểu tượng của hy vọng và mong muốn có một gia đình hạnh phúc, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác
Ngày nay, người ta không chỉ treo shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn.
Từ xa xưa, người Nhật đã có phong tục giã bánh dày vào năm mới. Phong tục ăn bánh mochi vào ngày đầu năm bắt nguồn từ thời thời Heian (794-1185). Trong lễ hồi, nhiều người sẽ cùng nhau giã bánh bằng búa gỗ, bánh được làm bằng bột nếp Nhật Bản gọi là shiratamako hoặc mochiko. Nó thường được thực hiện vào cuối năm, từ khoảng ngày 25 đến 28 tháng 12. Sao khi giã thành bột nhão, họ bắt tay vào tạo hình bánh kagamamochi.
Khác với mâm ngủ quả thường thấy trong bàn thờ ngày tết của người Việt, người Nhật dâng tặng thần linh bánh mochi được xếp chồng lên nhau. Hình tròn của chiếc bánh giống với chiếc gương đồng thời xưa, và người Nhật cho rằng gương là nơi trú ngụ của các vị thần. Ngoài ra, hình dạng tròn của bánh kagamimochi Nhật Bản còn tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”.
Và ngày 11/1 được coi là ngày “kagamihaki”- ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi. Trong ngày khai bánh, người ta chia nhỏ kagamimochi, và ăn cùng món soup ấm hoặc các món ninh, kho.
Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Mọi người tụ tập trên đỉnh núi, đài quan sát, bãi biển và bất cứ nơi nào khác có tầm nhìn tốt về đường chân trời để bắt hatsuhinode và cầu nguyện cho may mắn và hạnh phúc trong năm tới. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp.
Người Nhật coi ngày 31 tháng 12 là một ngày rất quan trọng và không có gì lạ khi mọi người thức cả đêm trong dịp này. Phong tục cũ liên quan đến ngày cuối cùng của năm vẫn tiếp tục ở nhiều vùng của Nhật Bản, nhưng một trong những phổ biến nhất, bắt đầu từ thời Edo (1603 mật1868), là ăn mì toshikoshi soba 年 越 し. Mọi người ăn mì soba vào ngày 31 tháng 12 vì họ cho rằng đây là cách vượt qua khó khăn trong năm vì mì soba rất dễ bị đứt ra khi ăn. Tuy nhiên, ăn soba quá nửa đêm là điều nên tránh vì điều này được cho là mang lại xui xẻo.
Tùy theo từng khu vực khác nhau mà còn có misoka soba, tsugomori soba, kure soba, jyumyo soba, fuku soba và unki soba. Truyền thống bắt đầu vào khoảng thời Edo (1603-1867) và có một số giả thuyết cho rằng mì soba dài tượng trưng cho một cuộc sống lâu dài. Cây kiều mạch có thể tồn tại trong thời tiết khắc nghiệt trong thời kỳ phát triển, soba đại diện cho sức mạnh và khả năng phục hồi.
Khoảng nửa đêm vào đêm giao thừa, bạn có thể nghe thấy tiếng chuông ngân vang trên bầu trời yên tĩnh trong khoảng 1-2 giờ. Truyền thống Phật giáo này được gọi là Joya no Kane, và nó là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong năm đối với các ngôi chùa trên khắp Nhật Bản.
Và nếu đếm kỹ bạn sẽ thắc mắc tại sao đánh chuông chính xác 108 lần? Trong Phật giáo, người ta tin rằng con người đang bị ám ảnh bởi 108 loại ham muốn và cảm giác trần thế gọi là Bonou, được minh họa bằng sự tức giận, tuân thủ và ghen tị. Mỗi tiếng chuông sẽ loại bỏ một Bonou phiền hà khỏi bạn.
Đó là một truyền thống đến thăm một ngôi đền theo thần đạo hoặc các ngôi chùa lớn theo Phật giáo để cầu cho một mới bình an và đầy sức khỏe. Những ngôi đền và đền thờ nổi tiếng nhất, như đền Meiji của Tokyo, thu hút vài triệu người trong ba ngày đầu năm bắt đầu khi tiếng chuông chùa kết thúc.
Nếu người Việt đi chùa đầu năm thường là hình ảnh chiếc áo dài, thì ở Nhật chúng ta sẽ không khó bắt gặp những bộ kimono đầy màu sắc.
Otoshidama -お年玉袋
Otoshidama đề cập đến một truyền thống của Nhật Bản mà tất cả trẻ em mong đợi hàng năm. Cũng như ở nước ta, trẻ em Nhật Bản nhận được phong bì nhỏ với một số tiền mặt từ cha mẹ, ông bà và người thân.
Truyền thống bắt nguồn từ việc cúng dường bánh gạo gọi là kagami mochi to toshigami-sama, một vị thần năm mới. Những chiếc bánh gạo đó, được tặng từ cha mẹ cho trẻ em, được gọi là toshidama trong quá khứ, và chúng đã được thay thế bằng đồ chơi nhỏ, và sau đó bằng tiền ngày hôm nay. Ngoài phong bao lì xì kèm theo đó là lời chúc may mắn cả năm cho người nhận.
Tại Nhật đến tuổi trưởng thành (20 tuổi) thì sẽ không được nhận Otoshimada nữa mà sẽ phải tặng lại cho con cái hoặc người thân. Mặc dù đã quá tuổi để được nhận Otoshimada, nhưng họ vẫn cũng sẽ được tặng các quà khác vào năm mới. Việc tặng quà nhau trong lễ đầu năm cũng là một nét văn hóa đẹp và việc lựa chọn quà tặng tết cũng thể hiện một nét tinh tế, trân trọng của cả 2 người tặng và người nhận. Thường người Nhật dùng rượu tặng tết cho nhau và đặc biệt là bằng những chai rượu sake vảy vàng như một lời chúc sức khỏe, đầy may mắn và thịnh vượng
Trò chơi dân gian
Tại Nhật Bản, trò thả diều Takoage khá phổ biến vào dịp năm mới. Những chiếc diều có hình dáng, cách trang trí khác nhau tùy từng địa phương. Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi truyền thống như đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi,… Đây là hoạt động thu hút được rất nhiều người tham gia và hưởng ứng.
Món ăn cho năm mới
Ngoài việc thưởng thức mì soba trong đêm giao thừa, thì người Nhật còn 2 món ăn truyền thống khách cho ngày đầu năm. Đó là Ozouni và Osechi
Ozonui còn được gọi là ozoni hoặc zoni, là một món súp được ăn truyền thống vào ngày đầu năm mới. Mặc dù có nhiều biến thể, món ăn thường bao gồm thịt gà và các loại rau khác nhau và đôi khi là đậu phụ. Các loại rau có thể từ cà rốt, nấm shitake, daikon, và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên một nguyên liệu không thể thiếu của Ozonui là bánh dày mochi. Bánh mochi rất giống với mì trong toshikoshi soba, được cho là đại diện cho tuổi thọ, do hình dạng co giãn của nó.
Osechi hay Osechi Ryori là bữa ăn mừng Tết Nhật Bản. Truyền thống này khởi đầu từ thời kỳ Heian (794-1185). Osechi là thức ăn đặc biệt của người Nhật cả về hình thù lẫn nội dung đựng vào một tráp sơn để mở ra ăn dần vào ngày đầu năm. Về bề ngoài thì osechi được đựng trong hộp tráp jūbako (重箱). Bên trong gồm nhiều món ăn màu mè bắt mắt. Từng món đều có ý nghĩa cầu phúc với những điềm tốt lành. Hộp jūbako về chức năng thì cũng giống như hộp bento - hộp cơm được nấu bằng gạo nhật kèm theo những món ăn được trình bày bbatws mắt, còn hộp jūbako thường là ba khay chồng lên nhau và chỉ dùng trong bữa ăn osechi mà thôi. Khi dùng xong thì lại cất đi cho đến tết năm sau.
Ngoài những phong tục và lễ hội truyền thống, thì một vài nơi ở Nhật Bản cũng đón chào năm mới theo phong tục phương Tây ví dụ như đếm ngược thời gian và bắn pháo hoa đón chào năm mới. Điều này thể hiện rõ nhất là ở cảng Yokohama
Xem thêm các sản phẩm: rượu sake tặng tết, rượu sake vảy vàng, rượu sake, quà tết 2019 |
Số lượng :
Tổng tiền :