-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Số lượng :
Tổng tiền :
Tết ở Nhật Bản được tính theo dương lịch chứ không phải âm lịch . Vì vậy, lễ Tết tại đây được tổ chức sớm hơn khoảng một tháng so với nhiều quốc gia châu Á, những nước ăn mừng năm mới theo âm lịch.
Mọi người bắt đầu ăn mừng tết ở Nhật Bản từ ngày 1 tháng 1 dương lịch mới được gọi là Ganjitsu (Ngày đầu năm mới), đến ngày 7 tháng 1 được gọi là Matsunouchi . Sau ngày Matsunouchi, mọi người sẽ cất đồ trang trí năm mới và trở về cuộc sống bình thường.
Ngoài ra, khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 1 được gọi là "Sanganichi" , nhiều công ty, nhà hàng, siêu thị sẽ đóng cửa vào khoảng thời gian này. Vì vậy, khi muốn đón Tết ở Nhật Bản, bạn nên chuẩn bị kỹ hành lý và đem theo đầy đủ vật dụng cần thiết.
Tết ở Nhật Bản tồn tại trước khi Phật giáo du nhập vào Nhật, xuất hiện khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Người Nhật xem đây là ngày mà vị thần "Toshigami-sama" đến và ban phước lành. Trong văn hóa của họ thần "Toshigami-sama" gắn liền với sự thịnh vượng của con cháu và mùa màng bội thu, đồng thời có mối quan hệ sâu sắc với sức khỏe, niềm vui, niềm hạnh phúc.
Năm 1873, lịch dương bắt đầu được sử dụng phổ biến và Tết ở Nhật Bản cũng được tổ chức theo lịch dương. Tuy nhiên, ở một số vùng như Okinawa và quần đảo Nansei vẫn còn tục lệ đón Tết theo âm lịch. Các sự kiện Tết Nguyên đán cũng được tổ chức hàng năm tại các khu phố người Hoa ở Yokohama và Kobe.
3. Những phong tục ngày tết ở Nhật Bản?
Ngày Tết ở Nhật Bản và Việt Nam đều là những dịp quan trọng, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, được đánh giá cao trong văn hóa của cả hai quốc gia. Đa số các hoạt động đều tập trung vào gia đình, sự sum họp và tôn vinh tổ tiên.
3.1 Các hoạt động ngày tết ở Nhật Bản
Dọn dẹp nhà cửa
Một sự kiện thường thấy vào những ngày cận Tết ở Nhật Bản đó là cuộc tổng vệ sinh môi trường sống từ nhà cửa, công ty, đền thờ, trường học,... Điều này thể hiện sự kính trọng đối với thần Toshigami-sama với hy vọng sẽ được người ghé thăm và mang đến nhiều điều may mắn, tài lộc trong năm mới.
Trước đây, người Nhật thường dọn dẹp nhà cửa vào ngày 13/12 dương lịch, được gọi là ngày “Susuharai”. Nhưng hiện nay, do cuộc sống tất bật nên các gia đình thường dọn vệ sinh vào những ngày cuối tháng. Điều này không hề ảnh hưởng đến sự hân hoan đón chào dịp Tết ở Nhật Bản.
Trang trí mừng năm mới
Việc trang trí ngày Tết ở Nhật Bản đóng vai trò là điểm nhấn để chào đón các vị thần năm mới. Đồ trang trí năm mới điển hình hầu như gia đình nào ở Nhật cũng có bao gồm:
Đi thăm đền cầu bình an
Nếu bạn đang đón Tết ở Nhật Bản, hãy nhớ ghé thăm những ngôi đền cầu bình an cho bản thân, gia đình. Nhiều người sẽ đến các ngôi đền gần nhà, trong khi những người khác đi xa hơn một chút để đến thăm những ngôi đền nổi tiếng.
Không có vấn đề gì khi bạn đến thăm một ngôi đền gần nhà hay một ngôi đền nổi tiếng, nhưng bạn nên cẩn thận vì những ngôi đền nổi tiếng cực kỳ đông đúc vào ba ngày đầu năm. Nếu bạn muốn ngắm cảnh ngày Tết ở Nhật Bản nhưng tránh đám đông, hãy thử đi muộn hơn một chút trong mùa hoặc giữa tháng Giêng .
Có những quy tắc nghi thức khi đến thăm các đền, chùa Nhật Bản. Nếu bạn không thể thực hiện nó một cách hoàn hảo thì cũng không sao, nhưng nếu bạn biết quy trình, bạn sẽ có thể hoàn thành lời cầu nguyện một cách suôn sẻ và hiệu nghiệm hơn bằng cách hỏi thăm người dân ở đó hoặc hỏi người trông coi đền, chùa.
Một số ngôi đền nổi tiếng cho dịp Tết ở Nhật Bản:
Zoni (ozoni)
Nhắc đến Tết ở Nhật Bản thì không thể nào thiếu được Zoni, đây là món súp có chứa mochi, rau và nhiều nguyên liệu khác, nhưng mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng và các nguyên liệu được sử dụng cũng có ý nghĩa riêng.
Ví dụ ở khu vực Tokyo, món súp Zoni được làm từ thịt gà, nấm shiitake, rau xanh, có nước tương và mirin với ý nghĩa “mang lại may mắn”.
Còn Ở Kyoto, món súp Zoni được nấu từ miso trắng được ăn kèm với khoai môn, củ cải và bánh mochi tròn có ý nghĩa như “gia đình hòa thuận, mọi việc đều suôn sẻ”.
Theo cách này, có rất nhiều điểm khác biệt của món Zoni ngày Tết ở Nhật Bản đến mức có thể coi nó là một món ăn riêng biệt, vì vậy ngay cả người Nhật cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy Zoni từ các vùng khác nhau và thắc mắc “Đây có phải là Zoni không?!”
Mochi kagami
Mochi kagami là lễ vật dâng lên các vị thần vào mỗi dịp Tết ở Nhật Bản. Gạo được coi là cội nguồn của ẩm thực và những chiếc bánh gạo làm bằng cách nhào bột được coi là thực phẩm thiêng liêng.
Sau thời gian đón năm mới, cả gia đình ăn bánh Mochi kagami đã được trang trí để nhận được sức mạnh của các vị thần. Đây được gọi là "Kagami-biraki".
Osechi
Osechi là mâm cỗ ngày Tết ở Nhật Bản với nhiều món ăn bên được chuẩn bị tỉ mỉ bên trong. Thông thường một set Osechi sẽ bao gồm:
Trứng cá trích được ướp với nước dùng dashi và được coi là bùa may mắn để cầu nguyện cho sự thịnh vượng của con cháu.
Chè đen: đó là một món ngọt được làm từ bột có màu đen, mang hàm ý bạn có thể làm việc hăng say cho đến khi có làn da đen rám nắng.
Chè hạt dẻ: Một món ăn được làm từ hạt dẻ luộc và khoai lang, đây là món ăn tượng trưng cho sự dồi dào về tài lộc, gắn liền với lời chúc tăng sự ổn định về tài chính. Món ăn ngày được khá nhiều người yêu thích vào ngày Tết ở Nhật Bản.
Chả cá Kamaboko đỏ và trắng: Nó được làm từ cá xay, tượng trưng cho sự linh thiêng và gặp dữ hóa lành.
Chikuzenni: Trong mâm cỗ Tết ở Nhật Bản thì đây là món rất quan trọng. Nó được làm bằng cách ninh gà, cà rốt, khoai môn,... trong nước tương. Vì nó được làm bằng cách đun sôi tất cả nguyên liệu trong một nồi nên nó tượng trưng cho mong muốn các thành viên trong gia đình chung sống hòa thuận với nhau.
Ngày Tết ở Nhật Bản không chỉ là một kỳ nghỉ truyền thống mà còn là thời điểm mà tâm hồn và tình cảm gia đình được thắp lên trong từng ngóc ngách của xứ sở mặt trời mọc. Phong tục Tết ở Nhật Bản mang đến không khí ấm cúng, tình thân và sự kính trọng đối với văn hóa truyền thống. Cuối cùng, ngày Tết ở Nhật Bản là dịp để nhìn lại những gì đã qua, đón nhận những cơ hội mới và dành thời gian nhiều hơn cho gia đình.
Số lượng :
Tổng tiền :