slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image

Sâm Ngọc Linh - Thần Dược cho sức khỏe - kỳ 1

21/11/2018

Tại Hội nghị về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác diễn ra ngày 9/6/2018, tại Kon Tum, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định đưa “quốc bảoSâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”, với hy vọng mới đưa ngành dược liệu và thực phẩm chức năng của Việt Nam vươn ra tầm thế giới, cạnh tranh với những quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc.

Sâm Ngọc Linh là gì ?

Đây là nhân sâm quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy ở vùng Trung Trung bộ nước ta và chủ yếu mọc ở vùng núi Ngọc Linh của 2 vùng: Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam ở độ cao trên 1200m. Tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv, hay còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con , là loại sâm rất quý hiếm, quý hơn cả nhân sâm Hàn Quốc.

Do tìm thấy đầu tiên ở núi Ngọc Linh nên có tên gọi là Sâm Ngọc Linh. Theo những kết quả điều tra mới nhất, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam, nhưng rất ít.

Sâm Ngọc Linh được tìm ra khi nào?

Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Trước khi được các nhà khoa học tìm thấy thì Sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng hay còn gọi là người Ca Dong, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Hiệu quả vượt qua sự mong đợi của loài củ này đã được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Đặc biệt vào những năm kháng chiến, nhu cầu sử dụng thuốc để chửa bệnh và bồi bổ sức khỏe rất cao, và thế là nhiều người truy tìm về một loài củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh.

Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ đi điều tra về cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Dưới sự trợ giúp dẫn đường của dược tá địa phương, đoàn bắt dầu hành trình lên nùi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày gian nan vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày, một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh đã được tìm ra. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Và lịch sử về cây sâm quý nhất thế giới đã được mở ra.

Ngày 8 tháng 6 năm 1973 tại văn phòng ban dân y quân khu 5 dược sĩ Đào Kim Long, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sâm Ngọc Linh đã nêu rõ đặc điểm hình thái, sinh thái học, quần thể, thảm thực vật, khả năng thích nghi, cách phát tán, khả năng tái sinh của cây nhân sâm này, kèm theo báo cáo có các tiêu bản mẫu cây ép khô, ảnh chụp và 3 kg sâm đã phơi khô. Đào Kim Long đã tự đặt danh pháp khoa học cho loài sâm Ngọc Linh là Panax articulatus KL Dao.

Năm 1985 loài Nhân sâm Việt Nam này được chính thức công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô cũ) bởi Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky với danh pháp khoa học là Panax vietnamesis Ha & Grushv. (1985), thuộc họ Araliaceae. Năm 2004 danh pháp đầy đủ và đúng nhất của Sâm Ngọc Linh được ngành thực vật học thế giới công nhận là Panax vietnamensis Ha & Grushv., Bot. Zhurn. (Moscow & Leningrad) 70: 519 (1985).

Vào năm 2003, tại khu vực núi cao khoảng 1.800 m ở huyện tự trị Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lại phát hiện ra một quần thể được mô tả gần giống với Sâm Ngọc Linh, tuy nhiên hàm lượng saponin lại ít hơn Sâm Ngọc Linh rất nhiều. Tại Việt Nam sâm được gọi là sâm Lai Châu, còn tại Trung Quốc thì gọi là 野三七 (dã tam thất) hay tam thất Bắc, còn một loại sâm khác lại càng giống với Sâm Ngọc Linh nhất đó là tam thất vũ điệp chính xác là tam thất vũ diệp mà ngày nay người ta hay gọi là Sâm Ngọc Linh giả.

Đặc điểm và dược tính

Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng già dọc theo các suối nên có độ ẩm cao. Qua nhiều nghiên cứu đút kết rằng, sâm chỉ phát triển ở vùng núi cao trên 1200m với điều kiện mật độ che phủ rừng phải trên 70%. Lớp đất ở đây màu vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp được phân hủy từ thực vật cách đây hàng trăm năm. Bên cạnh đó, rừng phải thuộc hướng đông, độ dốc cao để thoát nước, gió cấp 7 cấp 8. Tại đây không khí trong lành, sâm hấp thụ được tinh hoa của đất trời. Sâm Ngọc Linh giống như có linh khí, chính tại vùng đất này thì sâm mới sinh trưởng tốt nhất. Cho nên nhiều nhà khoa học đem sâm Ngọc Linh về các khu vực khác có cùng điều kiện thổ dưỡng và thời tiết nhưng vẫn không cho ra được những củ sâm như mong muốn.

Sâm Ngọc Linh là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại. Đây là loài cây hướng thiên, củ sâm nằm cách mặt đất từ 1-3cm mang nhiều rễ nhánh và củ. Hằng năm củ sâm trồi lên cao, cho nên người dân trồng sâm phải vun lớp mùn che lại để sâm tốt hơn là sâm được tìm trong tự nhiên.

Mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20 °C-25 °C, ban đêm 15 °C-18 °C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con. Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Chính căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên phải ít nhất 3 năm tuổi đầu thì củ mới có một sẹo (thời gian 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá). Theo khuyến cáo nên khai thác sau 5 năm tuổi vì lúc này sâm mới tích lũy đủ hoạt chất. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.

Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ Sâm Ngọc Linh có đến 50 hợp chất saponin (đã chứng minh), trong đó có 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi nhân sâm Hàn Quốc có khoảng 25 saponin. Năm 2007 tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt Viện phó Viện Dược liệu TW thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh có đến 52 saponin.

Vậy Saponin là gì?

Lớp màu vàng tươi bên trong củ sâm là vùng chứa saponin

Saponin xuất phát từ tiếng Hy Lạp, sapo là xà phòng, tẩy rửa, sạch, hợp chất saponin giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, lọc máu, đi vào hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thải hết chất độc. Vì thế thực vật càng nhiều saponin thì đặc tính về dược học càng cao. Nhân Sâm là loại thực vật có nhiều saponin hơn hết đặc biệt là Sâm Ngọc Linh.

Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn nhân sâm Hàn Quốc nhiều lần.

Công dụng của sâm ngọc linh

Vì có chứa thành phần hợp chất saponin gấp 3 lần nhân sâm Hàn Quốc và hơn gấp 2 lần nhâm sâm Mỹ, Trung Quốc nên Sâm Ngọc Linh có đầy đủ tất cả các công dụng của các loại sâm trên thậm chí hiệu quả còn cao hơn và thêm nhiều công dụng hữu ích khác.

Theo các nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thới Nhâm – người có công thẩm định thành công giá trị của Sâm Ngọc Linh vào năm 1976 tại Ba Lan và giới thiệu sâm Việt Nam trong các hội nghị quốc tế tại Nhật, Mỹ, Canada – thì Sâm Ngọc Linh có những tác dụng mà tất cả các loại sâm quý hiếm khác trên thế giới không có như kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu (stress), chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

Sâm Ngọc Linh có thể sử dụng lâu dài bởi vì không có độc tính nên có thể sử dụng mỗi ngày với lượng 1-2g tươi để bồi bổ và nâng cao thể trạng

Chi tiết công dụng của sâm Ngọc Linh

  • Bảo vệ gan: có tác dụng phân giải rượu, tức là những người thường xuyên uống rượu bia khi sử dụng Sâm Ngọc Linh sẽ làm phân giải độc tố của rượu đi vào gan, giúp chống viêm gan và phục hồi gan bị hư tổn.
  • Tác dụng giảm stress và giảm đau trị bệnh suy nhược thần kinh: Sam Ngọc Linh có đặc tính kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương do đó có tác dụng làm giảm đau, chống mệt mỏi, giảm stress, hiệu quả cao trong điều trị bệnh trầm cảm, nhất là chứng trầm cảm sau sinh của sản phụ. Sử dụng Sâm Ngọc Linh mỗi ngày là cách giảm stress hữu hiệu vả về stress vật lý hay stress tâm lý, giải tỏa nổi lo âu cho người hay căng thẳng đầu óc.

Tác dụng giảm đau của Sâm Ngọc Linh thể hiện rõ ở việc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể sử dụng sâm Ngọc Linh tươi 35-40g/ngày hoặc 10g khô/ngày để giảm đau, tốt hơn cả thuốc giảm đau thông thường, kể cả nhóm opiat.

  • Phòng ngừa và điều trị ung thư: Với hàm lượng saponin MR2 chiếm tới 50% hàm lượng saponin toàn phần, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng tiêu trừ tế bào lạ, tái tạo tế bào lành, hạn chế khối u phát triển, phòng chống các mầm mống gây ung thư.
  • Tăng cường sinh lực : Sâm Ngọc Linh có 52 saponin, nhiều chất dinh dưỡng, 14 axit béo, 17 axit amin trong đó có 8 axit amin không thay thế được và 20 nguyên tố đa lượng, vi lượng cùng các khoáng chất nên có tác dụng bồi bổ cơ thể, năng cao thể trạng, tăng sức đề khán, trị bệnh suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó cũng giúp cho chúng ta ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tinh thần khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng cho các quá trình hoạt động.

Vì thế Sam Ngọc Linh cũng được sử dụng như thuốc tăng cân hiệu quả. Sử dụng mỗi ngày đều đặn trong vòng 1 tháng, việc tăng cân 3 đến 5 kg là chuyện rất dễ dàng.

  • Tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa. Sâm còn có tác động hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng như: Erythromycin, Ampicillin, Tetracyclin, Bactrim và không gây ảnh hưởng trên hệ vi khuẩn lành tính ở ruột như các kháng sinh khác.
  • Tăng cường sinh lý : Trong sâm Ngọc Linh có nhiều thành phần saponin cụ thể là những ginsenoside có tác dụng cải thiện và tăng hàm lượng testosterone của Nam giới làm tăng cảm giác hưng phấn, cải thiện vấn đề rối loạn cương dương, cải thiện chất lượng đời sống vợ chồng. Có khá nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh về tác dụng dược lý của Sâm Ngọc Linh đối sinh lý nam giới.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Phương Hồng, Giám đốc Trung tâm Nam học, bệnh viện Việt Đức, nam giới ngoài 40 bắt đầu có biểu hiện mãn dục do suy giảm nội tiết tố nam testosterone. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên khó tránh khỏi, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, dưới góc độ của y học, có thể tác động để làm chậm quá trình này để cải thiện sức khỏe sinh lý của nam giới.

Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, nam giới có thể dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn. Theo các kết quả nghiên cứu, sâm Ngọc Linh có khả năng cải tiến sự cương cứng, chất lượng quan hệ tình dục của nam giới nhờ khả năng gia tăng sản xuất nitric oxide trong cơ thể làm tăng lượng testosterone và còn tăng cường chất lượng cho tinh binh, vì thế Sâm Ngọc Linh cũng là một vị thuốc để điều trị hiếm muộn ở nam giới.

  • Tác dụng điều trị bệnh tim mạch : phòng chống xơ vữa động mạch theo cơ chế giảm cholesterol huyết, giảm lipid toàn phần và lipoprotein, tăng hàm lượng HDL-cho (lipoprotein có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol vào nội bào).
  • Nâng cao huyết áp cho người huyết áp thấp
  • Điều trị tiểu đường : theo khảo sát nhiều bệnh nhân tiểu đường, sau một thời gian ngắn khoảng 1 tháng sử dụng sâm ngọc linh đã có hiệu quả rất khả quan, đường huyết đã ổn định ở 100mg/lít. Bên cạnh đó với những dược chất hỗ trợ thay thế insulin, kích thích tiết insulin từ tuyến tụy, sâm Ngọc Linh trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất khi kết hợp với những loại thuốc hạ đường huyết. Sâm Ngọc Linh còn giúp chống lại những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như suy thận, bệnh tim mạch, bệnh về hệ thần kinh…và chống lại những bệnh liên quan tới vấn đề nội tiết.
  • Làm dịu và giảm đau trong viêm họng, giúp bệnh nhân dễ thở và làm long đờm trong các bệnh lý phế quản và phổi, ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen.

Công dụng nhiều, hiệu quả cao, nhưng vẫn chưa có giá trị cao trên thị trường quốc tế, vàng thau lẫn lộn do đâu?

Mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết: Sâm Ngọc Linh - Thần dược cho sức khỏe - kỳ 2: Gian nan bảo tồn giống Sâm quý

Xem thêm sản phẩm: Rễ sâm ngọc linh Tại Đây

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NATTO

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NATTO

27/09/2023
Tuyệt tác rượu mèo phong thủy dành cho năm Quý Mão 2023

Tuyệt tác rượu mèo phong thủy dành cho năm Quý Mão 2023

24/11/2022
Karashi là gì? Tác dụng của Karashi

Karashi là gì? Tác dụng của Karashi

29/09/2022
Cá trích ép trứng giá rẻ! Mua cá trích ép trứng ở đâu?

Cá trích ép trứng giá rẻ! Mua cá trích ép trứng ở đâu?

17/02/2020

Tags :

nhan sam rễ sâm ngọc linh sam ngoc linh sâm ngoc linh sam viet nam
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
product-image

Số lượng :

Tổng tiền :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán:

 gọi cho moshimoshi ngay
 gọi cho moshimoshi ngay
Chat messenger
zalo