slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image

Các dòng rượu sake đang thịnh hành - Tổng hợp các loại rượu sake

20/11/2017

Rượu sake là một trong những loại thức uống nổi tiếng của người Nhật Bản, tuy nhiên đi sâu vào văn hoá ẩm thực Nhật Bản không chỉ có riêng rượu sake.

Trong tiếng Nhật rượu sake được gọi là Nihonshu (にほんしゅ), những dòng rượu sake được gọi là Osake (おさけ) còn những loại thức uống có cồn nói chung được gọi là Alcohol (アルコール).

Xem thêm: https://moshimoshi.vn/ruou-sake

Mục lục bài viết:

  1. Nihonshu
  2. Shochu
  3. Umeshu
  4. Nigorizake
  5. Amazake

1.Nihonshu

 rượu sakenihonshu

Nihonshu là thức uống truyền thống của người Nhật được làm chủ yếu từ gạo, nước và men koji là chính. Đặc điểm của rượu này là có mùi thơm, ít nồng nhưng khi uống lại rất ngọt mà kèm theo một ít vị gắt vốn có của rượu. Nồng độ cồn của rượu Nihonshu rất thấp, Nihonshu tinh khiết có nồng độ từ 20%, tuy nhiên Nihonshu qua chế biến có nồng độ từ 14-16% nồng độ cồn. Nếu thưởng thức rượu sake thì có 2 cách uống chính là uống rượu nóng hoặc uống rượu lạnh. Ngày nay rượu sake càng phát triển thì có nhiều cách uống phá cách rất “dị” như:

Hirezake: Lấy cá nướng hoặc mực đã nướng chín rồi cho vảo rượu.

Tamago zake: Sử dụng lòng đỏ đánh nhuyễn rồi cho vào rượu

Sakura zake: Dùng hoa anh đào ngâm muối rồi cho vào rượu

Cảm nhận:

Đã uống thử rượu sake (Nihonshu) sẽ thấy rượu rất thơm mùi gạo mà không hề có mùi cồn, khi rượu vào đến miệng sẽ cảm thấy một tí vị ngọt, hơi cay và gắt nhẹ ở cổ họng rồi mới cảm nhận được vị cồn. Trên thực tế rượu sake có vị dễ uống hơn rượu nếp của Việt Nam rất nhiều.

2.Shochu

shochu

Nhiều người nghe qua tên Shochu thường nhầm lẫn với rượu Soju của Hàn Quốc, trên thực tế 2 loại rượu này chính là một và có nguồn gốc tự Nhật Bản hay thực tế chúng chính là rượu của Nhật. Shochu được chế biến từ gạo, lúa mạch hoặc khoai lang, thường có nồng độ hơn sake (Nihonshu) và thấp hơn 45% nồng độ cồn. Chúng thường được sử dụng để pha những loại Coctail, cũng có thể sử dụng nguyên chúng cũng được tuy nhiên nồng độ cao nên chúng rất khó uống.

Cách uống rượu Shochu là pha với nước:

Roku: Đây là cách phổ thông nhất ở Nhật, người ta sẽ cho đá vào Shochu sau đó đợi tan ra khoản 30% thì sử dụng, nếu để lâu quá sẽ mất vị ngon.

Mizuwari: Cho nước lạnh vào rượu Shochu

Oyuwari: Thêm nước nóng vào rượu Shochu

Chu-hai: Dùng để pha các loại nước coctail

Cảm nhận:

Rượu Shochu quả thật là mạnh hơn sake rất nhiều, uống vào thì không thơm và ngon bằng sake. Cách uống Mizuwari rất nhạt, tuy nhiên các uống chu-hai lại ngon hơn. Một số loại coctail phổ biến được làm từ Shochu là Uron-hai gồm trà ô long pha với Shochu, Cha-hai gồm trà bình thường pha với Shochu. Hoặc có thể pha Shochu với soda hoặc các loại nước hoa quả khác như chanh, bưởi, cam.. đặc biệt là pha Calpis Soda (một loại thưc uống nhanh của người Nhật)

3.Umeshu

umeshu

Umeshu là rượu mơ rất nổi tiếng của người Nhật, rượu được chế biến bằng cách ngâm với quả mơ xanh chưa chín, đường phèn và một số nguyên liệu phụ khác. Nồng độ cồn của rượu từ 14%, có vị chua, ngọt khá ngon và dễ uống. Có thể sử dụng một số nguyên liệu khác để làm umeshu như quả hạnh sẽ làm ra Anzushu, quả thanh tiên giống như quả cam, vị tựa quả chanh để làm ra Yuzushu, quả quýt để làm ra Mikashu hoặc táo xanh để làm Ringoshu. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số loại quả khác để làm như vải, dưa gang, việt quốc…

Cảm nhận:

Đây là loại rượu mà nhiều người khi mới dùng rất thích. Lý do là nó có vị ngọt, chua dễ uống. Rượu mơ cơ bản rất giống nước của quả mơ tuy nhiên lại có cồn. Rượu mơ hợp nhất là uống lạnh, không nên uống nóng, đặc biệt là có thể sử dụng làm coctail.

4.Nigorizake

Nigorizake

Nguyên liệu để làm Nigorizake là gạo, mạch nha, khi chế biến được lọc qua vải và rượu này thường được sử dụng và mùa đông. Rượu này khá đặc biệt vì giữ nguyên bã gạo sau khi lên men cộng với đường, bã gạo thường nằm dưới đái chai khi rót ra rượu có màu trắng đục, nhìn giống như cháo và bồng bềnh như những đám mây. Đặc biệt loại này nồng độ cồn khá thấp chỉ từ 6-8%.

Cảm nhận:

Trước khi uống rượu này phải lắc đều để bã và rượu hoà tan với nhau, khi uống sẽ cảm nhận được bã gạo và rượu, vị ngọt, thơm cồn gắt nhẹ ở đầu lưỡi.

5.Amazake

Amazake

Amazake được lên men và có nồng độ cồn rất thấp gần như bằng 0. Vị của loại rượu này khá ngọt, trong tiếng Nhật Ama có nghĩa là ngọt chính vì thế rượu này hiển nhiên là ngọt, và do nồng độ cồn rất thấp nên trẻ em cũng có thể sử dụng. Loại này được làm từ bã của rượu sake sau khi len men rồi trộn với nước và cơm sau đó được ủ và lên men một lần nữa. Rượu Amazake sệt sệt giống như cháo nhuyễn.

Cảm nhận:

Rượu này sau khi rót ra có màu trắng đục, có bã rượu bên trong thích hợp với cách uống nóng và thời tiết mùa đông. Vị của rượu rất ngọt, xộp xộp cảm giác giống như đang ăn cháo và đặc biệt là rượu này rất thơm gần như không cảm nhận được độ cồn. Rượu này thường sử dụng trong các dịp lễ mùa đông và mùa xuân.

Hầu hết các loại rượu Nhật đều dễ uống, hương rất thơm và ngọt, nếu có nhu cầu sử dụng vui lòng ghé qua trang web moshimoshi.vn để xem những dòng rượu sake có mặt ở Việt Nam

CÁCH LÀM TRỨNG NGÂM MISO NHẬT BẢN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

CÁCH LÀM TRỨNG NGÂM MISO NHẬT BẢN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

08/01/2024
CÔNG THỨC RAU CỦ NGÂM CHUA NGỌT KIỂU NHẬT GIẢI NGÁN NGÀY TẾT

CÔNG THỨC RAU CỦ NGÂM CHUA NGỌT KIỂU NHẬT GIẢI NGÁN NGÀY TẾT

14/12/2023
Cách làm thịt xá xíu Nhật Bản đậm đà siêu tốn cơm

Cách làm thịt xá xíu Nhật Bản đậm đà siêu tốn cơm

14/11/2023
CÁCH LÀM CƠM BÒ GYUDON NGON CHUẨN VỊ NHẬT TẠI NHÀ

CÁCH LÀM CƠM BÒ GYUDON NGON CHUẨN VỊ NHẬT TẠI NHÀ

09/11/2023
5 GIA VỊ GIÚP BẠN NẤU MÓN NHẬT CHUẨN VỊ TẠI NHÀ

5 GIA VỊ GIÚP BẠN NẤU MÓN NHẬT CHUẨN VỊ TẠI NHÀ

27/10/2023

Tags :

rượu gạo Nhật Bản rượu nhật bản rượu sake
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
product-image

Số lượng :

Tổng tiền :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán:

 gọi cho moshimoshi ngay
 gọi cho moshimoshi ngay
Chat messenger
zalo