-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Số lượng :
Tổng tiền :
Theo tục lệ của Ông Bà, cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm người Việt lại tiễn ông Táo về chầu Ngọc Đế. Vậy ngày Tết ông Công ông Táo năm 2021 sẽ rơi vào ngày mấy dương lịch? Cần chuẩn bị gì để cúng Táo Quân, mong một năm mới nhiều tài lộc, may mắn?
Chỉ còn nữa tháng thôi là đã đến Tết Nguyên Đán (Tết Âm Lịch), nhà nhà tất bật sắm sửa trang hoàn đón năm mới. Và chúng ta vẫn không quên ngày đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng một năm dưới trần gian đã hết. Khi chầu Ngọc Đế, 3 vị Táo Quân sẽ báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những gì đã làm được và chưa làm được của mọi thành viên trong từng gia đình một cách khách quan, trung thực. Để tỏ lòng thành kính, các gia đình thường chuẩn bị lễ vật để đưa ông Táo về trời theo đúng lệ.
Vẫn như thường năm, Tết ông Công, ông Táo sẽ rơi vào ngày 20 tháng Chạp âm lịch (một số nơi cúng vào ngày 22 tháng chạp), tương ứng với tháng 1 dương lịch. Tuy nhiên do năm nay là năm Nhuần (cộng thêm 1 tháng âm lịch) nên việc đưa ông Táo về trời sẽ diễn ra trể hơn, tức vào khoản tháng 2 dương lịch năm 2021. Cụ thể là ngày 4 tháng 2 năm 2021.
Ông Công ông Táo là các vị thần chủ quản trông nom cuộc sống của từng gia đình, gồm 2 ông và 1 bà. Ba vị “gia thần” này sẽ giám xác các công việc trong nhà, ghi lại những việc tốt việc xấu, không chỉ vậy họ còn có trách nhiệm phù trợ cho gia đình mà mình đang ở.
Vì thế ai ai cũng kính ngưỡng dâng lên Táo Quân lễ vật vào ngày 23 tháng Chạp, xem như lòng thành dành cho những vị thần đã phù hộ mình trong suốt năm vừa qua. Tuy nhiên tùy vào vùng miền mà mâm cổ cúng ông Công ông Táo cũng có phần khác biệt.
Người miền Bắc thường đón Tết ông Công ông Táo khá sớm, mọi nghi lễ đều phải hoàn thành trước Ngọ (12h trưa). Một số nơi còn đưa ông Táo về trời vào ngày 22 tháng Chạp với mong muốn “đi sớm về sớm”. Đặc biệt trong măm cỗ ngày Tết ông Công ông Táo của người miền Bắc cần phải có đủ:
- 3 chiếc mũ Táo Quân (2 Táo ông, 1 Táo bà)
- 3 bộ quần áo giấy: 2 nam và 1 nữ
- 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ.
- Chè xôi cúng kèm theo, tùy gia chủ chuẩn bị, mỗi nơi lại mỗi khác. Nhà nào có trẻ con sẽ cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà trống mới tập gáy, ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
- Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người miền Bắc hay cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông.
Thay vì mâm cổ thịnh soạn với mũ, hài, cá chép… người miền Trung lại chọn cho mình các đưa ông Táo vô cùng bình dị. Trong ngày Tết ông Công, ông Táo họ sẽ:
-Dọn dẹp bếp và bàn thờ Táo Quân sạch sẽ, thay cát, tro bên trong lư hương.
- Tiễn tượng ông Táo của năm cũ khỏi trang thờ ra các am miếu hoặc gốc cổ thụ.
- Sau đó rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để gia chủ dễ bề hương khói.
- Thay vì cá Chép người dân miền Trung hay cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ để làm phương tiện cho ông Táo chầu Trời.
Nhờ những tập tục đặc trưng này mà tại miền Trung, nhất là Huế xuất hiện nhiều làng nghề dịp Tết như: nghề làm tượng ông Công, ông Táo; nghề làm bếp lò; nghề làm ngựa giấy… Đặc biệt, ngày đưa Táo Quân về trời cũng chính là lúc bắt đầu dựng cây nêu trước nhà, để xua đuổi tà khí, mong những ngày Tết an vui.
Sự giao thoa về văn hóa khiến mâm cổ ngày đưa ông Táo về trời ở Miền Nam trở nên vô cùng khác biệt. Các quy chuẩn hầu như không có, tuy nhiên vẫn có những lễ vật không thể thiếu trong ngày này như:
- Dĩa kẹo "thèo lèo cứt chuột" được làm từ mè đen và đậu phộng.
- Bộ "Cò bay, ngựa chạy", là hình vẽ bằng giấy dùng để hoá vàng sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn.
- Đi kèm là, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ.
-Một số nhà còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo.
Vì thế Mâm cúng ông Táo của miền Nam được cho là đơn giản nhất trong 3 miền, một số nơi thì có nấu thêm chè trôi nước hoặc xôi. Đặc biệt những năm gần đây người Sài Gòn cũng đã bắt đầu thả cá Chép hoặc sử dụng nhiều loại "cá chép" mới được làm từ xôi, chè hay bánh bông lan. Các loại bánh này vừa mới lạ, lại thơm ngon, thường rất đắt khách vào ngày 23 tháng Chạp.
Cho dù ở vùng miền nào, lễ vật là gì, chỉ cần thành tâm thì sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất. Sau 23 tháng chạp thì chỉ còn 1 tuần là đến Tết Nguyên Đán. Đừng quên chọn quà Tết cho những người xung quanh và gia đình.
Tham khảo thêm: Quà Tết đẳng cấp với giá cực đẹp
Số lượng :
Tổng tiền :