-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Số lượng :
Tổng tiền :
Ngày Tết cổ truyền Việt Nam trong mỗi gia đình không thể nào thiếu mâm ngũ quả, đây không chỉ là vật trang trí cho không gian mùa Xuân, mà còn là một nét văn hóa đặc sắc. Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết chính là kế thừa tin hoa truyền thống dân tộc ngàn đời, cũng như cầu mong cho một năm mới đầy may mắn và sung túc. Vậy mâm ngũ quả ngày Tết gồm những trái gì? Bày sao cho chuẩn? Hãy cùng đi tìm hiểu với Moshi Moshi.
Việt Nam là đất nước bề dày lịch sử lâu đời, cùng địa hình và dân tộc đa dạng, điều này tạo nên nhiều điểm khác biệt về văn hóa vô cùng thú vị. Cũng chính vì vậy việc đón Tết của người Việt ở mỗi nơi lại có chút khác việt. Điển hình nhất là cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của 2 miền Nam Bắc không hề giống nhau, đôi khi còn có chút trái ngược.
Từ cách lựa chọn trái cây, bày trí hay ý nghĩa mà người dân 2 miền đặc lên từng loại quả cũng không hề giống nhau. Đây có thể được xem là sự đa dạng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng cũng làm cho không ít người trẻ bối rối về cách bày trí mâm ngũ quả. Chọn trái cây như thế nào mới là đúng? Mâm ngũ quả Miền Bắc dùng quả gì? Miền Nam dùng quả gì?
Hãy cùng Moshi Moshi tìm hiểu Các loại trái cây trên mâm ngũ quả 2 miền Nam Bắc và ý nghĩa của chúng, để bạn có thể dễ dàng trưng một Mâm ngũ quả Tết Cổ truyền vừa đúng phong tục lại đẹp mắt.
Mâm ngũ quả Miền Bắc thường chọn các loại quả tương ứng với màu sắc của ngũ hàng. Mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, may mắn và tài lộc sẽ đến gia chủ. Các hành với màu tương ứng các loại quà như:
Kim (màu trắng): Dưa lê trắng, lê trắng…
Mộc (màu xanh lá): Chuối xanh, xoài xanh, trái na, trái sung …
Thủy (màu đen, sậm): Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối
Hỏa (màu đỏ): Táo đỏ, thanh long, quả lựu…
Thổ (màu vàng): Phật thủ, cam, quýt, xoài chín...
Ý nghĩa của từng loại trái cây tượng trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc có thể hiểu như sau:
- Chuối xanh: Tượng trưng cho bàn tay ngửa lên thể hiện sự che chở, bao bọc tất cả mọi vật. Giúp mang tới sự sung túc, bình an, đùm bọc và gắn kết cho gia chủ.
- Quả phật thủ: Trong phong thủy đây là loại quả của Tài lộc, may mắn, có khả năng xua tan đi những điềm xấu.
- Quả bưởi, quả cam: Biểu tượng cho sự viên mãn và phúc lộc.
- Quả quýt, quả quất: Loại quả tượng trưng cho sự trọn vẹn, khi góp mặt bày mâm ngũ quả đẹp sẽ hứa hẹn một năm mới sung túc, đa lộc, tốt lành, dồi dào sức khỏe và ăn nên làm ra.
- Quả đào, hồng: Màu sắc hồng đỏ đại diện cho sự thành đạt và may mắn.
- Quả táo: Ý nghĩa phú quý.
- Quả lựu: Biểu trưng con đàn cháu đống.
Khác với Miền Bắc, miền Nam lại có một mâm ngũ quả riêng, đôi khi một số loại trái còn trở thành cấm kỵ, không được trưng trong ngày Tết. Tuy nhiên những loại quả được chọn luôn mang một ý nghĩa văn hóa Nam bộ đầy độc đáo như:
Dưa hấu: tượng trung cho sự mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Sung: sung mãn, tượng trung cho sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: đủ đầy, thịnh vượng, trong nhà không bao giờ “thiếu”.
Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Người Miền Nam thường chuộng “chơi chữ” nên sẽ trưng mâm ngũ quả theo các câu khấn nguyện, ước muốn của năm mới. Thông thường sẽ là “Mãng Cầu, Dừa, Đu Đủ, Xoài, Sung” tượng trưng cho “Cầu Sung túc vừa đủ xài”.
Cũng chính truyền thống này nên người Miền Nam hay kỵ trưng một số loại trái cây trên mâm ngũ quà như: Cam (cam chịu), chuối (té chúi nhũi), Lê (le lết)… Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm kiêng kỵ khác được khuyên là không nên ăn vào ngày Tết để tráng xui xẻo như: Mực, Bò, Cá mè…
Đa số chúng ta thường hay mắc phải một số sai lầm trong việc bày mâm ngủ quả như lựa trái cây không chất lượng, dễ làm mâm ngũ quả bị hư sớm hay không để được lâu. Vì thế các bạn cần lưu ý:
-Không nên mua trái cây quá sớm hoặc mua các loại quả còn “hường hường” “chưa chín” sẽ giúp giữ được mâm ngũ quả lâu hơn.
-Không chọn các quả chín không đều, đây là dấu hiệu của việc chín ép sẽ rất nhanh hư hỏng.
-Trái cây trên mâm ngủ quả nên được lau sơ chứ không nên rửa, làm ứ động nước sẽ dễ bị thối hoặc héo.
-Để mâm ngủ quả đẹp hơn bạn có thể lót 1 lớp gạo bên dưới để các loại trái cân bằng hơn.
-Các loại trái bự sẽ để ở giữa hoặc dưới, các trái nhỏ sẽ để xung quanh hoặc bên trên. Tạo nên sự đối xứng cho mâm ngũ quả.
Với sự giao thoa văn hóa của 2 miền Nam Bắc, cho dù bạn bày mâm ngũ quả nào trong ngày Tết cũng đều ý nghĩa cũng như mang lại tài lộc, may mắn.
Ngoài ra bạn còn có thể trưng bày các loại bánh, trà rượu để không gian ngày Tết thêm phần sung túc. Mua ngay Quà Tết tại: Quà Tết 2021
Số lượng :
Tổng tiền :