slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image

Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán, cách bày trí sao cho chuẩn?

20/12/2019

Mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết đã trở thành hình ảnh quen thuộc của bất kỳ gia đình Việt nào dịp Năm mới. Mặc dù ở mỗi địa phương, vùng miền mâm ngũ quả có phần khác biệt. Nhưng ẩn sâu bên trong là ý nghĩa chung vô cùng quý giá mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu. Moshi xin phép được chia sẽ đôi nét về mâm ngũ quả ngày Tết để mọi người có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa, phong tục của từng vùng miền trong việc bày ngũ quả đón Xuân.

Nguồn gốc và Ý nghĩa sâu xa của mâm ngũ quả ngày Tết trong văn hóa Việt.

Không biết tự bao giờ Mâm ngũ quả đã xuất hiện trong ngày Tết của người Việt. Nhiều tài liệu khác nhau đã có những giải thích khác nhau về nguồn gốc và ý nghĩa của ngũ quả ngày Tết. Nhưng với nguồn gốc là một quốc gia nông nghiệp, người Việt đón Tết Nguyên Đán theo lịch âm (chia làm 24 tiết (Tết)) tức là khởi thủy đầu tiên của ngày mùa mới, kết thúc vụ mùa cũ.

Tham khảo thêm: Tết Nguyên Đán 2020 rơi vào ngày mấy dương lịch.

Mâm ngũ quả ngày Tết

Vì thế việc bày mâm ngũ quả ngày Tết được cho rằng bắt nguồn từ việc xem cây trái, hoa quả để đoán biết được mùa vụ. Cây trái, hoa quả càng tươi tốt thì mùa vụ sẽ bội thu, lúa thóc đầy nhà và ngược lại. Từ đó người Việt có một niềm tin tâm linh mãnh liệt về việc bày ngủ quả “tươi tốt” nhiều màu sắc trong nhà ngày Tết Nguyên Đán để cầu mong có một mùa màng bội thu, của cãi, tài lộc đầy nhà.

Dần dà, Mâm ngũ quả đã trở thành một trong những thứ quan trọng để bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết. Nó còn màng một ý nghĩa sâu sắc khác là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho gia chủ trong năm mới.

Mâm ngũ quả ngày Tết

Ngũ quả tượng trưng cho "ngũ hành"

Ngoài ra, 5 thứ hoa quả khác nhau còn tượng trưng cho năm nguyên tố cấu thành nên vạn vật. Theo triết học Phương Đông, 5 nguyên tố đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng tương sinh, tương khắc với nhau tạo nên vũ trụ. Ngoài ra các nguyên tố này còn mang sức mạnh tâm linh to lớn. Việc ngũ quả tượng trưng cho “ngũ hành” thể hiện mong muốn âm dương, đất trời hòa hợp, vạn vật sinh sôi nãy nở.

Ngày nay việc bày biện mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên Đán đã ít nhiều không còn quá thiêng về tâm linh. Nhiều gia đình cho rằng đây là một nét đẹp ngày Tết cần được lưu giữ hay chỉ đơn giản là trang trí cho “ngôi gia” trở nên ấm cúng, nhiều màu sắc.

Cho dù mâm ngũ quả có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao, thì việc bày ngũ quả ngày Tết của người Việt là một nét đẹp truyền thống cần được gìn giữ.

Mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền khác nhau như thế nào?

Mặc dù gọi là mâm ngũ quả thì tất nhiên sẽ phải có đủ 5 loại quả, thế nhưng theo từng quan niệm của vùng miền đồng thời phụ thuộc vào mùa xuân hoa trái khác nhau mà mâm ngũ quả ngày Tết cũng có sự khác nhau. Hãy cùng đi khám phá xem 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam sẽ có ngũ quả khác nhau như thế nào nhé!

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết Nguyên Đán theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết Ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Vì Thế, Miền Bắc thường bày ngũ quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất là: để nải  chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ.

Mâm ngũ qua miền Trung

Mâm ngũ quả ngày Tết

Mang sự ảnh hưỡng văn hóa của cả miền Bắc và Miền Nam, mâm ngũ quả miền Trung mang nhiều đặc điểm khác lạ nhưng vô cùng độc đáo. Đồng thời, việc “vùng nào, thức nấy” cũng tạo nên một mâm ngũ quả rất riêng của khu vực này.

Nổi tiếng là vùng đất chịu nhiều “bạc đãi” của thời tiết, nhưng miền Trung vẫn mang trong mình những sản vật như Thanh long Bình Thuận, Bưởi Thanh Trà Huế, Xoài Bình Định, Xoài Nha Trang… Tất cả loại trái cây đó quy tựu về một mối, để tạo nên một mâm ngủ quả ngày Tết Nguyên Đán không lẫn vào đâu được. Một mâm ngủ quả “đặc sản miền Trung” chắc chắn sẽ mang lại một năm mới tốt đẹp cho người dân vùng đất này.

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả ngày Tết

Bao giờ trong mâm ngũ quả của người Miền Nam cũng có các loại quả sau : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng. Mãng cầu có nghĩa là cầu chúc cho mọi điều như ý. Quả dừa theo lối phát âm của người miền Nam đọc trại thành chữ “vừa”, có nghĩa là không thiếu. Quả sung tượng trưng cho cuộc sống sung túc về sức khỏe hay tiền bạc. Quả đu đủ mang ý nghĩa một năm mới đầy đủ, thịnh vượng. Quả xoài, vì âm “xoài” đọc na ná thành “xài”, tức là cầu mong tiêu xài đầy đủ. 5 loại quả trên khi đọc liền với nhau gần giống như câu: “cầu sung vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ xài sung túc”.

Trong khi, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc có thể bày chuối, lê…thì người miền Nam lại rất kỵ một số loại quả có phát âm mang tên gọi với ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.

Ngoài ra đi đôi cùng mân ngũ quả có thể là 2 trái dưa hấu “cỡ đại” 2 bên, mang ý nghĩa mong muốn con cháu có cặp có đôi, có nếp có tẻ. Một vài tỉnh thành phía Nam còn sử dụng quả dứa hay qủa Thơm với mong muốn có một năm “thơm thảo”.

tết Nguyên Đán

Mặc dù có sự khác biệt về các loại trái cây trong việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán của 3 miền.

Nhưng ý nghĩa sâu sắc của chúng vẫn không thay đổi. Mâm ngũ quả chính là cầu nối để người Việt hiện đại nhìn về cội nguồn văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là “ngũ quả”.

Một vài lưu ý để có Mâm ngủ quả ngày Tết bắt mắt.

Tết Nguyên Đán kéo dài sẽ dễ làm trái cây chưng lâu bị héo. Vì vậy, bạn không nên mua hoa quả quá sớm mà chỉ nên mua trước từ 1-2 ngày.

Một điều đáng lưu ý nữa là phải chọn loại quả già nhưng đang xanh, vì mâm ngũ quả thường để ít nhất từ chiều 30 tới hết ngày mùng 3 Tết, có nhiều nhà để tới ngày mùng 5-7 Tết nên nếu chọn quả chín thì khi hạ mâm, hóa vàng, quả sẽ bị thối.

Trước khi bày biện trái cây lên mâm thì cần phải rửa qua và lau khô luôn để quả không bị dính nước mà nhanh hỏng, nhanh héo. Với hoa quả sạch hái trong vườn nhà có thể chỉ cần lấy khăn mềm lau qua cho sạch.

Ngoài việc bày mâm ngũ quả bạn có thể sử dụng các giỏ quà Tết để trang trí không gian gia đình ngày Tết. Tham khảo thêm: Giỏ quà Tết ngoại nhập, cực đẹp, cực sang trọng.

Với những chia sẽ của mình, Moshi mong rằng mọi người sẽ có một mâm ngũ quả ngày Tết thật đẹp và ý nghĩa.

TOP 5 LỢI ÍCH CỦA TẢO BẸ KOMBU MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

TOP 5 LỢI ÍCH CỦA TẢO BẸ KOMBU MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

29/09/2023
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TƯƠNG MISO NHẬT CỰC KỲ ĐƠN GIẢN 

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TƯƠNG MISO NHẬT CỰC KỲ ĐƠN GIẢN 

26/09/2023
Thực Phẩm Chức Năng Xương Khớp Nhật Bản ZS Chondroitin 1560mg

Thực Phẩm Chức Năng Xương Khớp Nhật Bản ZS Chondroitin 1560mg

21/09/2023
Sukozushi, món sushi độc đáo có lịch sử hơn 500 năm

Sukozushi, món sushi độc đáo có lịch sử hơn 500 năm

31/01/2023
Rượu mèo phong thủy Phiên bản Limited “chanh xả” thu hút

Rượu mèo phong thủy Phiên bản Limited “chanh xả” thu hút

11/01/2023

Tags :

mâm ngũ quả Mâm ngũ quả ngày Tết quà tết 2020 quà tết ý nghĩa tết 2020 Tết Nguyên Đán
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
product-image

Số lượng :

Tổng tiền :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán:

 gọi cho moshimoshi ngay
 gọi cho moshimoshi ngay