slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image

Bày cách đưa ông Công ông Táo về Trời cực chuẩn, để năm mới nhiều tài lộc.

09/01/2020

ông Công ông Táo về Trời

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, trong tâm thức của người Việt đây luôn là ngày báo hiệu cho Tết Nguyên Đán. Bắt đầu từ ngày đưa ông Công, ông Táo về trời mỗi gia đình sẽ mua sắm, dọn dẹp để đón năm mới. Đặc biệt 23 tháng Chạp còn được nhiều gia đình chú trọng cúng bái, vì luôn tin vào ý nghĩa của huyền tích Táo Quân chầu Ngọc Hoàng. Vậy đưa ông Công, ông Táo thế nào cho đúng để có được năm mới tài lộc đầy nhà? Để Moshi mách nước cho bạn.

Ý nghĩa của phong tục đưa ông Công, ông Táo về Trời.

Theo quan niệm của người Việt từ ngàn xưa, vào ngày 23 âm lịch hàng năm, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên Trời chầu Ngọc Hoàng Thượng đế.

ông Công ông Táo về Trời

 Ông Công ông Táo là các vị thần chủ quản trông nom cuộc sống của từng gia đình, gồm 2 ông và 1 bà. Ba vị “gia thần” này sẽ giám xác các công việc trong nhà, ghi lại những việc tốt việc xấu, không chỉ vậy họ còn có trách nhiệm phù trợ cho gia đình mà mình đang ở. Khi chầu Ngọc Đế, 3 vị Táo Quân sẽ báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những gì đã làm được và chưa làm được của mọi thành viên trong từng gia đình một cách khách quan, trung thực.

Vì thế, người Việt cho rằng Táo Quân là định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Việc thờ cúng ông Táo chính là tự nhắc nhở bản thân luôn phải sống đúng, làm đúng vì bất cứ chúng ta làm việc gì cũng có thần linh soi chiếu.

ông Công ông Táo về Trời

Ngoài ra, việc cúng ông Táo nhằm đề cao tầm quan trọng của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu nướng thì nó còn là nơi cả gia đình quây quần hạnh phúc bên nhau. Các gia đình xưa luôn có bếp lửa trong nhà, ngày nào mà lửa không cháy thì ngày ấy gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.

Bên cạnh đó, lễ cúng Táo quân mang ý nghĩa chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, sau thời điểm này, người dân sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một năm mới đang đến gần.

Bày trí bàn thờ Táo Quân sao cho đúng?

Người miền Bắc thường không thờ Táo Quân riêng, mà hay thờ phụng cùng Thổ công. Ở các vùng khác bàn thờ ông Táo được đặc ở bên trên bếp lò. Thường sẽ có một bài vị ghi "Định phúc Táo quân". Hoặc nhiều nơi sẽ thay thế bằng tranh thờ Táo Quân.

Ngày nay việc bố trí trang thờ ông Công, ông Táo cũng có nhiều thay đổi khi kiến trúc nhà ở cần sự tối gỉan cao. Mỗi người lại có một cách bố trí riêng, nhưng nhìn chung việc giữa bếp cho ngăn nấp cũng vô cùng quan trọng. Theo quan niệm của người Việt, bếp đc xem như trái tim của ngôi nhà, bộ mặt của gia chủ. Chỉ cần nhìn vào căn bếp sẽ hiểu được phần nào lối sống của họ.

ông Công ông Táo về Trời

Vì thế việc bày trí bàn thờ Táo Quân ngoài việc đúng phong thủy cũng cần phải chú trọng đến vệ sinh, ngăn nấp.

Đặt biệt luôn phải nhớ những nguyên tắc sau:

- Không đặt bếp hướng ra phía cửa chính, tránh tà khí xông thẳng vào.

-  Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, khu vực vệ sinh.

-  Tốt nhất nên đặt bếp xa phòng ngủ, đặc biệt không đặt giường cạnh bếp.

- Phía sau bếp phải là tường kín, không nên có cửa sổ.

- Luôn nhớ nguyên tắc "Thủy hỏa xung khắc", tránh để bếp lò đối diện vòi nước hay tủ lạnh.

Nghi thức, lễ vật cúng ông Công, ông Táo để có một năm nhiều tài lộc.

ông Công ông Táo về Trời

Việt Nam với nhiều vùng văn hóa khác nhau cũng sinh ra những phong tục khác nhau. Trong đó việc tiễn ông Táo về trờ cũng có nhiều điểm khác biệt. Ba miền Bắc- Trung- Nam đều có những quan niệm riêng về cách cúng ông Công, ông Táo. Nhưng điểm chung vẫn là mong muốn “vị thần bảo trợ” mang tin tốt đến với Ngọc Hoàng, để có một năm nhiều may mắn. Hãy cùng Moshi Moshi điểm qua phong tục tiễn Táo Quân của từng miền nha.

Miền Bắc sắm sửa lễ vật đưa tiễn ông Công, ông Táo.

23 tháng chạp hàng năm, người miền Bắc thường bày cổ cúng gồm 3 mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà), giấy bạc, giấy tiền... Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo. Mỗi nhà sẽ chuẩn bị các món ăn khác nhau, thường là xôi, chè, nem…Đặc biệt, nhiều nơi tại miền Bắc tiễn ông Táo về rất sớm, có khi từ tận 21 âm lịch.

ông Công ông Táo về Trời

Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người miền Bắc hay cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông. Nhà nào có trẻ con sẽ cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà trống mới tập gáy, ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Tục cúng Táo quân ở miền Trung vào ngày 23 Tết.

 Công việc đầu tiên mà người miền Trung làm trong nghi lễ cúng ông Táo chính là thay cát, tro bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo. Trang thờ và bếp phải thật sự sạch sẽ, tươm tất trước lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Người dân miền Trung hay cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ để làm phương tiện cho ông Táo chầu Trời.

ông Công ông Táo về Trời

Đặc biệt ở Huế, trung tâm của Trung Bộ, người dân rất coi trọng việc cúng Táo Quân. Họ thường làm cổ lớn, có nhà còn bắt đầu dựng cây nêu vào ngày 23 Tết để xua đuổi tà khí, mong những ngày Tết an vui. Ngoài ra những người con miền Trung luôn được ông bà cha mẹ căn dặn là phải giữ cho căn bếp lúc nào cũng được ngăn nắp, sạch sẽ và yên tĩnh. Để gia đình luôn thuận hòa, vui vẻ.

Phong tục đưa ông Táo về trời của người Miền Nam.

Nếu như miền Bắc luôn có cá Chép, thì ngày đưa ông Táo về trời ở miền Nam không thể thiếu “Cò bay ngựa chạy. "Cò bay, ngựa chạy" là hình giấy hình con cò và con ngựa dùng để hoá vàng sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn. Bên cạnh đó, gia chủ còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo.

ông Công ông Táo về Trời

Đi kèm là đĩa kẹo "thèo lèo cứt chuột" được làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ. Do đó, mâm cúng ông Táo của miền Nam được cho là đơn giản nhất trong 3 miền, một số nơi thì có nấu thêm chè trôi nước hoặc xôi.

Tuy vậy, sự giao thoa văn hóa đã làm mâm cổ ngày 23 tháng Chạp ở miền Nam khác đi ít nhiều. Có nhà đã bắt đầu thả cá chép hoặc sử dụng các giấy.

ông Công ông Táo về Trời

Những năm gần đây tại Tp. Hồ Chí Minh còn xuất hiện thêm nhiều loại "cá chép" mới được làm bằng xôi, chè hay bánh bông lan, đã rất đắt khách vì đẹp mắt, thiết thực.

Mặc dù cách thức cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp của mỗi miền đều khác nhau. Nhưng dù đơn giản hay phức tạp thì mâm cổ cúng Táo Quân của mỗi gia đình người Việt đều thể hiện lòng thành kính và mong muốn cho một năm mới bình an, sung túc. Chắc chắn với sự thành tâm và một năm làm việc chăm chỉ, Táo Quân sẽ gửi những lời hay, ý đẹp về chúng ta đến Thượng Đế.

TOP 5 LỢI ÍCH CỦA TẢO BẸ KOMBU MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

TOP 5 LỢI ÍCH CỦA TẢO BẸ KOMBU MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

29/09/2023
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TƯƠNG MISO NHẬT CỰC KỲ ĐƠN GIẢN 

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TƯƠNG MISO NHẬT CỰC KỲ ĐƠN GIẢN 

26/09/2023
Thực Phẩm Chức Năng Xương Khớp Nhật Bản ZS Chondroitin 1560mg

Thực Phẩm Chức Năng Xương Khớp Nhật Bản ZS Chondroitin 1560mg

21/09/2023
Sukozushi, món sushi độc đáo có lịch sử hơn 500 năm

Sukozushi, món sushi độc đáo có lịch sử hơn 500 năm

31/01/2023
Rượu mèo phong thủy Phiên bản Limited “chanh xả” thu hút

Rượu mèo phong thủy Phiên bản Limited “chanh xả” thu hút

11/01/2023

Tags :

23 tháng Cahjp cách cúng ông Táo Cúng ông Táo cúng ông Táo sao cho đúng? Ông Công ông Công ông Táo ông Táo ông Táo chầu trời Táo Quân Tiễn ông Táo Đưa ông Táo về Trời
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
product-image

Số lượng :

Tổng tiền :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán:

 gọi cho moshimoshi ngay
 gọi cho moshimoshi ngay