-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Số lượng :
Tổng tiền :
Gặp nhau là duyên
Trong một lần hẹn bạn tại một quán ăn ở quận 7, nhân duyên đã cho tôi quen biết thêm vài người bạn đến từ Nhật Bản. Có lẽ việc gặp gỡ người nước ngoài trên mảnh đất Sài Gòn không còn xa lạ với chúng ta, nhưng tôi thấy rất vui vì đã gặp đúng những người bạn hòa ái và được họ chia sẽ câu chuyện về công việc, cuộc sống hàng ngày trên đất Việt cùng những nổi niềm xa xứ.
Ooishi (ở giữa) cùng những người bạn Việt
Đôi ba câu làm quen, một vài ly làm thân
Bề ngoài hòa ái dễ gần, trò chuyện thân thiện, và càng tiếp xúc, tôi càng cảm phục họ hơn. Đó là những con người đến từ nước bạn mang theo sứ mệnh rất ý nghĩa là làm việc và giúp đỡ cho đất nước Việt Nam mình ngày càng phát triển hơn.
Ai cũng có giấc mơ, tôi cùng bạn mơ một giấc mơ tương lai gần hệ thống thoát nước ngầm hoàn thành, Sài Gòn sẽ không còn ngập nữa.
Fukai hài hước tạo dáng
Thán phục rồi đến đồng cảm
Thưởng thức món ăn Việt, họ hào hứng tìm hiểu văn hóa ẩm thực của chúng ta nhưng cho dù ngon đến mấy cũng không thể làm nguôi ngoai nổi nhớ quê nhà. Hơn ai hết tôi hiểu được tâm trạng của họ bây giờ. Ba năm làm việc và học tập tại Nhật Bản, tôi cũng mang tâm trạng như thế. Không nói đâu xa, tại mảnh đất Sài Gòn này có vài triệu con người cũng từ khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc. Ai không nhớ nhà? Ai không nhớ món ăn quê mình?
Có lẽ cũng sẽ có vài người vô tư suy nghĩ: “Sài Gòn quán ăn đầy ra đó, muốn ăn món gì cũng có”, nhưng họ không hiểu, giống như người Việt tại Mỹ ăn tô Phở dù có nấu chuẩn hương vị đến mấy nhưng cảm nhận vẫn là không bao giờ bằng tô Phở trên đất Việt, hay ăn một tô mì Quảng ở Sài Gòn cũng sẽ không bao giờ bằng tô mì Quảng ở xứ Quảng. Đó là chưa nói đến, vì tính thương mại, hầu như các quán ăn, nhà hàng điều điểu chỉnh khẩu vị cho phù hợp với người địa phương. Vì thế, Sài Gòn không thiếu các nhà hàng Nhật, nhưng những người bạn của tôi không thể nào tìm ra được cảm giác đúng vị như họ mong muốn.
Hiểu được nhưng không biết chia sẽ với họ thế nào, tôi đành lấy vài túi gạo của mình đưa cho họ và nói đùa:
Vừa nghe tôi nói vậy, lập tức họ hồ hởi như bắt được vàng, tôi cũng ngạc nhiên. Nghe họ giải thích tôi mới biết, hóa ra người Nhật rất thích ăn gạo mới. Tại các siêu thị ở Nhật, trên quầy gạo, họ luôn phân loại rõ ràng, gạo mới và gạo cũ, và gạo mới luôn là lựa chọn hàng đầu. Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều cửa hàng Nhật bán gạo Nhật, nhưng do quá trình, thủ tục nhập khẩu và vận chuyển quá lâu, nên gạo Nhật không còn đúng như chất lượng ban đầu nữa. Vì thế khi nghe tôi nói “shinmai” họ liền phản ứng như thế.
Shirakawa cười vui vẻ khi nhận được quà
Vậy là trong lúc vô tình tôi đã làm một việc có ý nghĩa cho họ: “xoa dịu nổi nhớ quê nhà”. Giới thiệu cho họ vài thực phẩm và gia vị nhập khẩu từ quê hương Nhật Bản, họ vui vẻ khoe với tôi rằng hôm nào thử tài vào bếp của họ nhé. Thật háo hức và mong chờ.
Chia tay những người bạn mới sau bữa tiệc, tôi càng yêu công việc của mình hơn nữa, không phải việc gì to lớn, đơn giản tôi chỉ mang đến hương vị quê nhà cho những người Nhật xa xứ và giới thiệu nét đẹp văn hóa ẩm thực Nhật cho người dân Việt chúng mình.
Võ Chí Hiền
Số lượng :
Tổng tiền :