slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image
slider-image

Cá Ngừ Vây Xanh Otoro

Thương hiệu: Cá tươi sống | Tình trạng: Còn hàng
7.563.000₫

Cá Ngừ Vây Xanh Otoro có quan hệ gần với cá cờ và cá kiếm. Chúng là loài cá ngừ được xếp loại cực kỳ nguy cấp vì có thịt rất ngon dùng để làm sushi và sashimi.


Gọi 0902 515 699 để được trợ giúp 

Cá Ngừ Vây Xanh Otoro có quan hệ gần với cá cờ và cá kiếm. Chúng là loài cá ngừ được xếp loại cực kỳ nguy cấp vì có thịt rất ngon dùng để làm sushi và sashimi. Phần ngon nhất là phần bụng - nơi có nhiều vân mỡ nên rất béo.

Cá Ngừ Vây Xanh Otoro

Cá ngừ vây xanh và Nhật bản.

Hơn 80% sản lượng cá ngừ vây xanh toàn cầu của thế giới được tiêu thụ ở Nhật bản. Nhập khẩu cá ngừ vây xanh tăng từ 340 tấn vào năm 1970 tới hơn 20.000 tấn vào năm 2008, với việc các công ty thương mại Nhật bản thường mua toàn bộ sản lượng đánh bắt của tàu. Tiêu thụ đạt tới 44.000 tấn vào năm 2006 trong đó sản xuất nội địa đạt ít hơn 15.000 tấn. Nhật bản tiêu thụ 25% sản lượng đánh bắt thế giới tính cho tất cả các loài cá ngừ. Không có gì ngạc nhiên khi Nhật bản là nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới. Họ nhập 36,989 tấn cá ngừ vào năm 2005.

Có khoảng 1.200 tàu cá tham gia đánh bắt cá ngừ bằng vàng câu trên khắp thế giới. 90% của những tàu này là từ Nhật bản, Trung hoa, Nam Hàn và Đài loan. Những tàu này thường ở biển trong khoảng 1 năm, chỉ tiến hành đánh bắt một số lần trong thời gian đó.

Vào tháng một năm 2009, chính phủ Nhật bản nói các đoàn tàu câu vàng của họ sẽ được cắt giảm 10% – 20% nhằm đáp ứng sự hạn chế đánh bắt cá ngừ cao hơn của quốc tế. Số lượng tàu đánh bắt biển sâu sẽ giảm từ 390 tới giữa 310 và 380 tàu. Số lượng tàu gần bờ cũng giảm từ 349 đến từ 300 hay 310 tàu. Sự việc này có thể làm mất 1.000 việc làm và nâng giá cá ngừ.

Vào tháng một năm 2011, một con cá ngừ vây xanh nặng 342 kg được bán tại chợ Tsukiji với giá kỷ lục 360.000 USD. Nó được bắt ở Toi, Hokkaido và đạt được giá cao vì chất lượng và độ tươi và sự việc sản lượng đánh bắt vào năm mới thấp do thời tiết xấu (538 cá ngừ vây xanh được bán đấu giá, ít hơn 33 con so với một năm trước đó). Con cá kỷ lục được mua chung bỡi Kyubei, một nhà hàng sushi nổi tiếng ở Ginza, và Itamae, một chuỗi nhà hàng ở Nhật và Hong Kong.

Vào tháng bảy năm 2010, con cá ngừ vây xanh lớn nhất bắt được từ năm 1986 được bán tại chợ Tsukiji. Con cá nặng 445 kg, được cân sau khi đã được bỏ nội tạng và làm sạch, được bắt ngoài khơi Nagasaki ở Nhật. Nó được đấu giá 3,2 triệu yên (7.200 yên/ kg). Con cá lớn nhất được bán ở Tsukiji là 496 kg bắt được vào tháng tư năm 1986. Con cá ngừ vây xanh lớn nhất từng bắt được là từ Canada nặng 497 kg vào năm 1995.

Nuôi cá ngừ vây xanh từ trứng ở Nhật bản

Người Nhật đang tiến hành nuôi thử nghiệm cá ngừ vây xanh bằng những trại kín khổng lồ ở đại dương. Các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Kinki đang nuôi cá ngừ vây xanh trong các lồng hình tròn, rộng khoảng 70 mét, ở ngoài khơi Kushimoticho, Wakayama. Sau khi cá đạt độ dài 1 mét và nặng 30 kg và hàm lượng dầu của chúng đủ cao, chúng được bán thương mại ra thị trường. Một số đạt tới 350 kg. Cá ngừ được nuôi bằng mực và cá thu.

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu của Trường đại học Kinki đã cho nở 190.000 trứng cá ngừ vây xanh, trong đó 40.000 trứng nở thành cá con. Con số này rất ấn tượng nhưng tính ra chỉ 0.5% trứng sống sót. Khoảng 60 tấn thịt cá ngừ vây xanh được sản xuất. Được gắn nhãn Kindai maguro(Cá ngừ Trường đại học Kinki), nó có hàm lượng dầu cao hơn cá đánh bắt từ thiên nhiên.

Vào tháng sáu năm 2002, một nhóm thuộc Phòng thực nghiệm Thủy sản, Trường đại học Kinki do Giáo sư Hidemi Kumai dẫn đầu, trở thành những người đầu tiên nuôi nhân tạo cá ngừ vây xanh từ trứng cá ngừ. Hơn 5.000 trứng được sản xuất từ 6 con cá ngừ bảy năm tuổi và 14 con sáu năm tuổi, tất cả đều được sinh ra và nuôi trong lồng. Khoảng 160 con cá ngừ vây xanh nở vào năm 2002 vẫn còn sống vào năm 2006. Trung bình, chúng dài khoảng 1,2 mét và nặng 70 kg.

Các nhà nghiên cứu của trường Kinki cũng đã thành công trong việc nuôi kelp grouper và burhura, một loài cá lai tạo bỡi cá cam Nhật bản và cá cam sọc vàng. Phòng thí nghiệm này hy vọng bán trị giá 2 tỷ yên một năm từ cá do họ sản xuất. Họ bán cá con cho các nhà nuôi cá và cá tươi được chào mời là cá an toàn và chất lượng cao. Trường này nuôi thành công hơn 20 loài cá, bao gồm cá tráp đỏ, cá bơn halibut, cá rock progy và cá cam từ cuối những năm 1960.

Lịch sử ngành nuôi cá ngừ vây xanh.

Một nhóm thuộc trường đại học Kinki có thể cho cá ngừ đẻ trứng vào năm 1979 nhưng tất cả trứng và cá con đã chết trong vòng vài tuần. Khi cá ngừ đẻ trứng vài lần nữa vào năm 1980 và năm 1982 , cá con được giữ sống tời 57 ngày. Cá không được cho đẻ nữa cho đến năm 1994, sau đó tiến hành năm lần trong khoảng 1994 – 2001.

Trong khi đó, các nhà khoa học đã biết được cá con lớn là những con nhỏ hơn và điều này dẫn đến sự phân loại cá con theo kích cỡ. Vào năm 2004, có 1.800 cá con hai tới ba tháng được thả vào lồng nuôi. Nhưng một tháng sau, tất cả, ngoại trừ 40 con, đã chết. Một con sống được 246 ngày và đạt kích cỡ 1,3 kg. Nhóm này kết luận rằng cá chết là do lồng quá nhỏ, và thay thế lồng rộng sáu mét vuông bằng lồng hình bác giác rộng 12 mét làm từ sợi tổng hợp. Tỷ lệ sống một tháng tăng lên từ 16,4% vào năm 1995 tới 24.9% vào năm 1996.

Vì cá nhỏ có thể bơi rất nhanh nhưng không xoay trở tốt nên chúng thường va vào lưới của lồng cho tới khi chúng dài 25 cm. Năm 1998 nhóm đã phát triển lồng hình tròn sâu 6 mét và đường kính 30 mét. Trong lồng này, tỷ lệ sống một tháng là 55,7%.  Khoảng 400 con sống trong lồng trong hơn 2 năm. Nhóm này cũng phát hiện cá ngừ rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn và phản ứng rất tiêu cực với sự có mặt của những chiếc xe hơi đi đến gần lồng.

Clean Seas Tuna, một công ty ở cảng Lincoln, Úc, đã đầu tư mười triệu đô la để cho cá ngừ đẻ trong bể trên bờ tại một làng cạnh vịnh Arno, 120 km phía bắc cảng Lincoln. Tại đó, cá ngừ vây xanh lớn được giữ trong một cái bể khổng lồ, được cung cấp các điều kiện môi trường để chúng nghĩ rằng chúng đã ra đến vùng sinh sản bằng cách giả dòng nước đại dương, tăng nhiệt độ nước trong bể và ánh sáng. Vào tháng 3 năm 2008, công ty công bố những đột phá: thu được mẻ trứng đầu tiên từ 20 con cá ngừ nặng khoảng 160 kg.

Clean Seas Tuna đã sinh sản cá ngừ vây xanh nhiều lần và sản xuất được cá con nhưng vẫn còn đang tìm ra cách cho ăn và chăm sóc cá con. Nhiều nhà đầu tư hoài nghi việc công ty Clean Seas có khả năng đạt được mục tiêu nuôi nhốt cá ngừ vây xanh và nói dù rằng họ có thành công thì chi phí cũng quá lớn không thể có lợi nhuận. Cá chỉ̉ phát triển thêm một ký một tháng. Một điều hấp dẫn với Clean Seas là công ty có thể bán cá ngừ vây xanh mà không phải chịu quota hạn chế. Công ty hy vọng bán 5.000 tấn một năm, lần bán đầu tiên là vào năm 2009.

Vào tháng chín năm 2009, các nhà nghiên cứu ở Phòng thực nghiệm Thủy sản thuộc Đại học Kinki, ở Shirahama Wakayama và Công ty Clean Seas có cơ sở ở Úc công bố họ đã thành công trong việc cho đẻ cá ngừ vây xanh phương nam và sản xuất cá con, một bước có thể mở ra phương pháp nuôi thương mại cá ngừ vây xanh.

Moshimoshi tự hào cung cấp Cá Ngư Vây Xanh Oroto đảm bảo chất lượng cá luôn được tươi, mới, an toàn và giá cả tốt nhất trên thị trường hải sản tươi sống hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi chuyên phân phối các loại cá tươi được nhập từ Nhật Bản qua đường hàng không cho nên khách hàng yên tâm về chất lượng.

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
product-image

Số lượng :

Tổng tiền :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán:

 gọi cho moshimoshi ngay
 gọi cho moshimoshi ngay